Cây chuông vàng là loài hoa kiểng được khá nhiều người ưa thích và trồng cảnh trong vườn. Không chỉ giúp đem đến không gian sống trong lành cây còn giúp làm tăng thẩm mỹ cho căn nhà.
Hiện nay, loài cây này phổ biến nhất ở các công viên, trường học,…Bài viết dưới đây sẽ mách bạn mẹo chăm sóc loài cây cảnh lý tưởng này.
Nội dung
Đặc điểm
Cây chuông vàng là loài cây được trồng chủ yếu để lấy cảnh quan và bóng mát. Loài thực vật này phổ biến trong các công trình trọng điểm như: đường xá, công viên, trường học,…
Vì tạo cảnh quan đẹp nên trong các khu đô thị, sân biệt thự cũng xuất hiện loài cây này. Loài thực vật này thuộc họ hàng với Núc Nác và bắt nguồn từ Nam Mỹ.
Nhiều người ví von cây với nhiều tên gọi như cây huỳnh liên hay hoa chuông. Cây thường sống ở các vùng nhiệt đới là chủ yếu, không sống ở ôn đới.
Loài thực vật này thuộc loài thân gỗ, chiều cao trung bình từ 5-8m, có thể cao đến 15m. Mùa ra hoa là mùa đẹp nhất của loài cây này, với những chùm hoa lớn vàng tươi rực rỡ.
Hoa của loài thực vật này giống như những chiếc chuông bé tí vào mùa hè. Những bông hoa này thường nở vào đầu mùa khô tức là tháng 3-5 hằng năm.
Một thú vị là hầu như vào mùa hoa, lá sẽ rất ít, chủ yếu là lá bắc xanh non. Kiểu mọc lá của cây cũng thú vị, chúng mọc thành các hình dạng như chân vịt. Chủ yếu kết thành từng cụm nhỏ ở đỉnh của mỗi cành và xanh bóng.
Cây chuông vàng ưa sáng và có bộ rễ rất khỏe, đâm sâu vào lòng đất để lấy dinh dưỡng. Cây hợp với trong môi trường đất tơi xốp và màu mỡ, rất ít sâu bệnh lạ xâm nhập.
Ngoài ra, nên bổ sung hàm lượng ít phân vi lượng để phát triển rễ nhanh hơn.
Công dụng cây chuông vàng
Cây chuông vàng vốn có hình dáng bên ngoài rất đẹp nhất là vào thời kỳ trổ hoa. Người ta trông loài thực vật này chủ yếu để tạo cảnh quan ở các công trình.
Cũng như lấy bóng mát trong khuôn viên hay vườn nhà nhờ tán cây rất rộng. Bên cạnh đó, chúng còn giúp còn cải thiện bầu không khí ở quanh nơi mà bạn sinh sống.
Những con dường rợp bóng cây chuông vàng sẽ là nơi check in lý tưởng.
Loài cây này còn có thể hiện lợi ích về khía cạnh tinh thần cho con người. Một không gian ngập tràn sắc vàng rực rỡ tạo cảm giác thoải mái và tươi mới hơn.
Tiếp thêm động lực khi bạn cảm thấy áp lực hay căng thẳng. Mùi hương hoa nhẹ nhàng dễ dịu, không gai mũi, làm không gian thoải mái hơn.
Mặc dù hoa của chúng mang lại cảm giác thoải mái, nhưng nếu sử dụng trực tiếp. Chúng có thể sinh ra ảo giác và bị thôi miên do chất Scopolamine có sẵn trong hoa.
Tuy nhiên, chúng chỉ xảy ra khi bạn ăn hoặc uống trực tiếp hoa chuông vàng. Chính vì điều này mà người ta thu hoạch hoa để sử dụng điều chế ra chất giảm đau.
Cây hợp tuổi nào?
Cây chuông vàng không hề kén người trồng giống như các loài cây kiểng khác. Nếu yêu thích bạn có thể rước về trồng trong nhà bất kỳ lúc nào.
Tuy nhiên, phải công nhận loài cây kiểng này cực kì hợp với những người mang mạng Kim.
Người ta lý giải về ý nghĩa phong thủy này như sau:
Hoa của loài thực vật này có màu vàng, màu sắc cực hạp mạng Kim. Chúng mang hàm ý về sự giàu có cũng như thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống.
Trong 5 Ngũ Hành thì mạng Kim là phù hợp nhất và được khuyên nên trồng cây này.
Mạng Kim nên trồng cây trực tiếp ở trong sân vườn dể mang đến sự thịnh vượng. Cũng như nhiều niềm vui và sự may mắn đến trong tình yêu và sự nghiệp.
Cây giúp tạo luồng không khí tốt và có khả năng giảm bớt sự ảm đạm vốn có. Mang đến nhiều động lực thay đổi trong cuộc sống và giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
Cách chăm sóc cây
Cây chuông vàng không hề dễ trồng như một số loài thực vật khác. Bởi đặc điểm sinh thái của chúng khá là phức tạp và dễ bị chết nếu chăm sai quy trình.
Mặc dù được gọi là cây kiểng nhưng cây lại không mọc được trong chậu. Bởi cây khá lớn và không thích hợp để làm cây nội thất ở trong gia đình.
Trong vài năm trở lại đây, tiểu cảnh cây chuông vàng cũng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, mọi người vẫn thích trồng cây trong sân vườn để ngắm chúng ra hoa vào mùa hè.
Có hai cách trồng loài thực vật được áp dụng, hiện nay phổ biến nhất là giâm cành. Người ta sẽ tiến hành cắt một cành non trên và bọc đất lại cho đến khi chỗ cắt ra rễ.
Sau đó, trồng cây xuống đất và che chắn thiệt kỹ càng. Chú ý đất phải có hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ và phải tơi xốp.
Đất trồng nên trộn chúng với một ít trấu và mùn để đảm bảo đất xốp hơn. Ngoài ra, người ta còn chọn kỹ thuật gieo hạt, tuy nhiên tỷ lệ đạt thì khá là ít.
Chú ý, cây cực kì phù hợp với môi trường có đầy đủ ánh sáng để quang hợp. Tuy nhiên, cây lại không chịu được nắng gắt nên trồng cây xen kẽ với cây cho bóng khác.
Khi tưới nước, nên tưới từ 1-2 lần một ngày vì giai đoạn đầu cây cần phát triển. Tuy nhiên, không nên để cây bị ngập và hạn chế tưới nhiều tránh úng rễ.
Lưu ý khi trồng
Nên trồng cây khi trời mát và vào thời điểm ít gió bởi cành cây khá giòn. Do đó, giai đoạn đầu bạn cũng nên lựa nơi kín gió để trồng cây.
Để cây có thể phát triển nhanh mà không bị ngã hoặc đổ do gió. Bạn cũng nên sử dụng thêm cọc để che chắn để đảm bảo chúng không bị lung lay bởi gió.
Thời điểm trồng cây nên là vào buổi sáng và trước khi nắng gắt lên. Nên đào hố trước khi trồng cây khoảng nửa tháng và nhớ là phải trộn đất tơi xốp.
Trong thời gian đầu, nên tưới nước thường xuyên để đẩy nhanh quá trình ra rễ của cây. Nếu trồng cây vào trời lạnh thì nên thực hiện các biện pháp che chắn.
Giữ ẩm thường xuyên cho đất trồng và lưu ý bón hân bón lá hay NPK. Những loại phân này cực kì thích hợp trong thời kỳ đầu để cây phát triển nhanh và mạnh nhất có thể.